5 Bài hát âm nhạc chữa lành cho người cô đơn

Đây là những bài hát thuộc âm nhạc chữa lành dành riêng cho những tâm hồn cô đơn. Dù bất kì chuyện gì xảy ra, hãy nghe nhạc bạn nhé.

Âm nhạc chữa lành là gì?

Âm nhạc chữa lành là khái niệm về những ca khúc có thể thay đổi tâm trạng và cảm xúc của chúng ta. Giúp ta nhìn những đau khổ dưới góc nhìn mới. Từ đó giúp vết thương được yêu thương rồi lành lại. Hãy nghĩ xem chúng ta thường làm gì với cảm xúc của mình?

Khi buồn, ta hay nghe nhạc buồn. Khi vui, ta nghe nhạc buồn hoặc vui. Thế nhưng, những bài nhạc thông thường có thể làm ta đồng cảm, làm chúng ta biết à có người cũng trải qua như thế. Nhưng rồi sao nữa, một bản nhạc kết thúc, chúng ta vẫn cảm thấy cô đơn, vẫn thấy thiếu thiếu gì đó. Âm nhạc mà chúng ta nghe hằng ngày thiếu một thứ rất quan trọng cho việc chữa lành: Đó là nó thiếu quyền năng chữa lành từ trên trời.

Nếu bạn có theo đạo thì bạn sẽ biết rằng có những đấng vĩ đại sẽ yêu thương và xoa dịu tâm hồn chúng ta khi ta đau khổ. Vậy nên, bài hát cơ bản nó cũng chỉ là thanh âm, khả năng chữa lành của nó đến từ việc nó có chứa đựng những câu từ, giai điệu gắn liền với Thiên thượng hay không. Đó là lý do vì sao đôi khi chúng ta không thể hiểu được Thánh ca, hay giai điệu của âm nhạc nhà Phật nhưng chúng ta có cảm giác và không gian của sự an yên, tĩnh tại.

Những bài hát này mở ra cho chúng ta không gian để chữa lành, và hưởng được những phước lành mà ca từ bài hát nói đến. Nó kích hoạt chúng ta tiến vào một trạng thái tinh thần mới, để thật sự chữa lành chúng ta. Việc sáng tác Thánh ca cũng không phải là tự dưng muốn là có bài hát được.

Ai là tác giả của Âm nhạc chữa lành?

Theo lịch sử Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê su Ky tô, Thánh ca được viết dựa trên những câu thánh thư có trong Kinh thánh hoặc sách Mặc Môn. Điều đặc biệt là hai quyển sách này là lời của Thượng đế. Nghĩa là đâu đó ta có thể nói rằng “nhạc sỹ” thật sự của Thánh ca chính là Chúa, Thượng đế. Vì vậy, không có gì lạ khi chúng ta nghe những bài thánh ca và có cảm giác hoàn toàn khác biệt so với âm nhạc của Thế gian.

Âm nhạc chữa lành – 5 ca khúc đầy tình yêu thương

1. Families Can Be Together Forever

Cảm xúc: Yêu thương, che chở, quan tâm, chữa lành, ấm áp, hi vọng.

Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy mình không chăm sóc gia đình đủ tốt, hãy lắng nghe ca khúc này. Bởi nó sẽ giúp chữa lành bạn.

Bài hát mang thông điệp về tình yêu vĩnh cửu, sự đoàn kết và niềm tin rằng gia đình có thể được hợp nhất và ở bên nhau vượt qua cái chết. Lời bài hát “Bạn có thể ở cùng gia đình mãi mãi” được viết bởi Ruth Muir Gardner, một nhà soạn nhạc và nhạc sĩ của Giáo hội Các thánh hữu ngày sau của Chúa Giêu su Ky Tô. Âm nhạc được sáng tác bởi Vanja Y. Watkins. Bài hát được xuất bản lần đầu vào năm 1978 trong Cuốn sách nhạc thiếu nhi của Giáo hội.

 

Âm nhạc chữa lành trong bài hát nhấn mạnh sự quan trọng của tình thân gia đình và tính vĩnh cửu của các mối quan hệ gia đình. Nó phản ánh những giáo lý của Giáo hội về tính vĩnh cửu của gia đình và niềm tin vào cuộc sống sau cái chết, nơi gia đình có thể tiếp tục mối quan hệ trong vĩnh hằng.

Trong Giáo hội, gia đình có thể gắn bó cùng nhau mãi mãi, đời đời thông qua một giáo lễ Thiêng liêng có tên là Gắn bó. Lễ này được thực hiện trong Đền thờ, là nơi được gọi là Ngôi nhà của Chúa trên thế gian.

2. I Am A Child Of God (Tôi là con Đức Chúa Cha)

Cảm xúc: Yêu thương, nguồn cội, đủ đầy.

Mỗi người là một linh hồn được sinh ra qua tình yêu thương của Thiên thượng. Nếu chúng ta biết nguồn gốc thiêng liêng và vĩ đại của chúng ta, liệu ta có cảm thấy rằng tiềm năng cuộc sống của mình thật to lớn?

Lời bài hát “I Am a Child of God” được viết bởi Naomi W. Randall vào những năm 1950. Ban đầu, bài hát này là một phần của một buổi tối của các sinh viên tại Đại học Brigham Young ở Utah, Mỹ. Vào thời điểm đó, bài hát mang tên “My Father Loves Me” (“Cha của tôi yêu tôi”). Sau đó, vào năm 1957, bài hát đã được chính thức xuất bản trong Cuốn sách nhạc thiếu nhi của Giáo hội LDS.

 

“I Am a Child of God” là âm nhạc chữa lành nhấn mạnh về tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người và niềm tin rằng mỗi người là con cái của Ngài. Bài hát diễn tả tình yêu và lòng chân thành của một con cái tới Cha Trời và sự an ủi rằng mỗi người đều có giá trị quan trọng trong mắt Ngài.

3. I’m Trying To Be Like Jesus

Cảm xúc: Hy vọng, yêu thương, ánh sáng, vỗ về, an ủi

Chúng ta có rất nhiều hình mẫu để theo, nhưng trở nên giống như Ngài là hành trình giúp bạn thật sự thay đổi toàn diện.

Lời bài hát ‘I’m Try to Be Like Jesus’ được viết bởi Janice Kapp Perry, một nhà soạn nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng trong Giáo hội LDS. Bài hát này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong Cuốn sách nhạc thiếu nhi của giáo hội, với tên gốc là ‘Cố Gắng Trở Nên Giống Chúa Giê-su’ (‘Cố Gắng Trở Nên Giống Chúa Giê-su’).

 

Bài hát nhấn mạnh ý nghĩa của việc theo Gương Chúa Giêsu và cố gắng sống một cuộc sống đạo đức và nhân hậu. Nó dạy rằng bằng cách đồng hành với Chúa Giêsu, chúng ta có thể học tập và hình thành những sản phẩm chất lượng tốt đẹp như nhân từ, sự khoan dung và tình yêu thương đối với mọi người.

Thật sự Ngài đã chỉ cho chúng ta biết cách yêu và đã “ban mệnh lệnh cho [chúng ta] rằng [chúng ta] nên yêu lẫn nhau.” Ngài đã dạy chúng ta tại sao chúng ta cần yêu người khác và những gì chúng ta cần làm để “sống trong tình yêu của Ngài.”

Với ấn tượng mạnh mẽ đó, Janice đã viết: “I’m Trying to Be like Jesus” (Tôi Đang Cố Gắng Trở Nên Giống Chúa Giêsu).

Bài hát xúc động và âm nhạc chữa lành này đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và trở thành một trong những bài hát thiếu niên Kitô giáo được yêu thích nhất từ trước tới nay.

4. I Will Go And Do

Cảm xúc: Mạnh mẽ, tin tưởng, quyết tâm, chiến thắng

Bài hát giúp bạn biết rằng cảm giác vô định tuy khiến ta lo lắng, nhưng ta luôn có một con đường được Ngài soi sáng để đến được nơi ta cần đến.

Đây là bài hát nhạc và lời do tác giả Nik Day viết. Bài hát dựa trên một câu chuyện có thật được viết trong sách Mặc môn 1 Nê Phi, chương 3 câu 7 về gia đình ông Lê Hi. Gia đình người đàn ông này đang có cuộc sống yên ổn tại Jesusalem. Nhưng Chúa đã hiện đến và nói với ông rằng hãy bỏ lại tất cả, đi vào vùng hoang dã để tìm kiếm đất hứa. Bài hát chính là nói về tâm trạng của một người khi nhận được một lời hướng dẫn kỳ lạ, trái với suy nghĩ thông thường.

Nhưng Chúa đã và sẽ luôn có một con đường để chúng ta đi. Vì vậy, điều quan trọng nhất không phải là đi đâu mà là đi như thế nào, đường đi ra sao và chúng ta có rõ về điểm đến hay không.

 

Giai điều bài hát này khá hiện đại vì nó thuộc album nhạc Youth Music của Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê su Ky to và ra mắt vào năm 2020. Ca khúc do David Achuleta thể hiện và nhận được sự yêu mến của giới trẻ. Thông tin thú vị là ban đầu Nik Day định hát ca khúc này cùng vợ ông nhưng sau đó duyên số đã định và Achuleta là người thể hiện ca khúc này.

5. A Child’s Prayer

Cảm xúc: An ủi, yên lòng, tin cậy, ấm áp, yêu thương

Đây là bài hát khẳng định rằng những lời cầu nguyện của bạn luôn được Chúa lắng nghe và làm tròn.

Lời bài hát “A Child’s Prayer” được viết bởi Janice Kapp Perry, một nhà soạn nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng trong Giáo hội LDS. Bài hát này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1978 và sau đó đã được chính thức xuất bản trong Cuốn sách nhạc thiếu nhi của giáo hội. Từ đó, âm nhạc chữa lành từ ca khúc đã được truyền đến nhiều thế hệ.

Bài hát “A Child’s Prayer” tập trung vào tinh thần ngây thơ và sự tương tác của trẻ em với Thiên Chúa thông qua lời cầu nguyện. Lời bài hát diễn tả lòng tin tưởng và sự yếu đuối của một đứa trẻ khi họ cầu xin sự giúp đỡ và chỉ dẫn từ Thiên Chúa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *